Vở bình là vật liệu không thể thiếu được trong việc sản xuất nước đóng bình.Theo như cách làm hiện nay, đa số khách hàng đều được mượn vỏ bình sử dụng trong suốt quá trình sử dụng nước đóng bình của nhà sản xuất cung cấp, điều này dẫn tới việc tồn đọng lượng bình rất lớn trong khách hàng.
Bài toán đặt ra như sau: Nếu bạn để tồn ít vỏ bình tại khách hàng thì chi phí vận chuyển sẽ cao(phải vận chuyển thành nhiều chuyến hơn), nếu bạn muốn chi phí vận chuyển giảm thì phải tăng số lượng bình tồn đọng, chính vì thế bạn phải cân đối để có con số hợp lý nhất.
Bài toán tiếp theo là khấu hao vỏ bình: Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng như trên, thời gian khấu hao của vỏ bình nhanh hay chậm. Thông thường đối với khách hàng là sinh viên, công trường sản xuât, thời gian khấu hao vỏ bình rất ngắn, đồng thời thường xuyên có hiện tượng nhận vỏ bình không đúng của công ty đó cung cấp ra. Do vậy khi tập trung vào đối tượng này rủi ro rất cao, số lượng nhiều nhưng giá bán không thể cao được, dẫn tới mức lợi nhuận bị suy giảm.
Kết luận: Ngoài chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình, đóng gói, nhà xưởng, các chi phí tiêu hao cũng chiếm 1 phần rất lớn trong ngân sách đầu tư như vỏ bình, tem nhãn, … ngoài ra còn phải tính đến các chi phí vận chuyển, nhân công sản xuất,… Các ngân sách này chiếm đến 50% chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất. Vậy yếu tố cốt lõi là bạn cần có tập khách hàng mục tiêu rõ ràng trước khi triển khai đầu tư(chưa tính đến chi phí bán hàng, marketing).
Tham khảo thêm: mua máy làm đá viên ở đâu?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét